Đời Sống Pháp Luật | 26/04/2025 02:22 PM
Tuy nhiên, gần như theo “định luật bất thành văn” của ngành game hiện đại, chỉ chưa đầy một tiếng sau khi ra mắt, trò chơi đã bị crack và phát tán tràn lan trên mạng.
Trò chơi ngay lập tức xuất hiện trên các trang chia sẻ torrent, khiến nhiều người bất ngờ trước tốc độ xử lý quá nhanh của giới tin tặc. Không chỉ RUNE, nhiều nhóm khác trong giới crack nổi tiếng như Steamrip cũng tham gia cuộc đua, thậm chí còn tranh thủ tạo dựng tên tuổi qua việc đăng tải bản đầy đủ với tốc độ kỷ lục. Một trong những nhân vật gây chú ý nhất là FitGirl, nữ repacker nổi tiếng chuyên nén game thành các phiên bản nhẹ hơn. Sau khi thông báo sẽ đưa Oblivion Remastered lên trang của mình, FitGirl đã nhanh chóng hoàn tất quá trình và phát hành bản nén chỉ sau khoảng 16 giờ. Cô cũng từng gây tranh cãi khi kêu gọi cộng đồng quyên góp và nhận được hơn 42.000 USD để duy trì hoạt động của mình.
Một trong những lý do chính khiến Oblivion Remastered dễ dàng trở thành “miếng mồi” của giới crack là vì không được bảo vệ bằng Denuvo – phần mềm chống vi phạm bản quyền nổi tiếng (và cũng gây tranh cãi). Sự vắng mặt này gần như là lời mời gọi cho các nhóm crack thi nhau ra tay. Trong bối cảnh công nghệ phát triển, việc các tựa game bị bẻ khóa chỉ trong vài giờ – thậm chí vài phút – sau khi ra mắt đã trở thành điều quen thuộc.
Dù Bethesda có thể tự hào vì đã thỏa mãn người hâm mộ bằng bản remaster cải tiến về mặt đồ họa, lối chơi và giọng lồng tiếng mới, thì câu chuyện về bản quyền lại là một vết gợn khác trong bức tranh tưởng chừng hoàn hảo. Trong cuộc chiến giữa nhà phát hành và giới tin tặc, rõ ràng tốc độ tấn công đang ngày càng vượt xa khả năng phòng thủ của các NPH game.